Tương quan Trận_Đồng_Quan_(211)

Quân Tây Lương

Tam quốc chí của Trần Thọ chép: "Siêu cùng với các tướng ở Quan Trung là bọn Hầu Tuyển, Trình Ngân, Lý Kham, Trương Hoành, Dương Thu, Hàn Toại, gồm mười lộ quân, cùng làm phản, quân lính đông đến mười vạn người, chiếm giữ vùng Hà, Đồng,[21] trại luỹ giăng hàng". Con số này được nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử quân sự của Trung Quốc[22] tán thành và cho rằng thực tế trong chiến dịch này, Mã Siêu liên kết với Hàn Toại cùng với 8 nơi khác ở Quan Trung và huy động được hơn 100 ngàn binh sĩ, lần lượt ra tập kết ở Đồng Quan[13] 10 tướng lĩnh Tây Lương cất 10 vạn quân làm phản, Mã Siêu và Hàn Toại cầm đầu trong số này.[7] Như vậy mỗi tướng chỉ huy khoảng một vạn quân.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung hư cấu rằng tổng số quân mã Tây Lương tham gia chiến dịch này hơn 22 vạn quân, trong đó cả thảy 20 vạn quân xuất phát trong đợt đầu tiên và hơn 2 vạn quân trong các đợt tăng viện tiếp theo. Trong quá trình diễn biến chiến dịch ít nhất quân Tây Lương được tăng viện (thành phần chủ yếu là quân tinh nhuệ của các bộ lạc rợ Khương). Con số 20 vạn quân này được nhiều tác giả nghiên cứu nhắc lại trong các tác phẩm của mình khi viết về đề tài này.[23][24][25]

Bộ Tổng chỉ huy quân Tây Lương trong chiến dịch này bao gồm: Mã Siêu, Hàn Toại, Hầu Tuyển, Trình Ngân, Lý Kham, Trương Hoành, Lương Hưng, Thành Nghi, Mã NgoạnDương Thu, ngoài ra còn có Mã ĐạiBàng Đức là bộ tướng chỉ huy quân thiết kỵ của cánh quân Mã Siêu. Trong các tướng lĩnh này, cầm đầu là Mã Siêu và Hàn Toại. Mã Siêu là con trai cả của Mã Đằng thay cha quản lý cơ nghiệp của gia tộc họ Mã, là một hổ tướng nổi tiếng trong thiên hạ, có sức mạnh hơn người, can đảm, thiện chiến. Hàn Toại là anh em kết nghĩa với Mã Đằng, hiện đang giữ chức thái thú Tây Lương[26] cũng là một thế lực cát cứ hùng mạnh ở địa phương. Trong số các tướng lĩnh nêu trên thì Mã Siêu và Bàng Đức là những hổ tướng dũng mãnh được lưu danh sử sách, Mã Đại về sau là tướng của nhà Thục Hán, các tướng lĩnh còn lại ít tên tuổi.

Quân Tào

Trong chiến dịch này, không có một thống kê chính thức về tổng số binh mã của quân Tào đã tham gia chiến đấu. Một số thông tin được các tài liệu nêu không đầy đủ, như số quân do Từ Hoảng và Chu Linh bí mật vượt sông tập kết ở Đồ Bản là 4.000 nhân mã.[27] Các con số này được các nhà nghiên cứu tán thành.[13][7]

Trang bị của Kỵ binh nhà Đông Hán

Các tướng lĩnh được sử sách ghi nhận có tham gia vào chiến dịch này là Tào Tháo, Tào Nhân, Hứa Chử, Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp (Trương Hợp), Giả Hủ, Từ Hoảng, Chu Linh, Chung Do.[28] Bộ chỉ huy quân sự quân Tào Tháo trong chiến dịch này, tập hợp những nhân vật chủ chốt trong phe Tào Ngụy.